Chủ hộ có được tự ý định đoạt tài sản chung?
Tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
- Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
=> Theo như quy định trên, hiện bố bạn đang đứng tên sổ đỏ của hộ gia đình, do đó việc định đoạt tài sản chung của các thành viên trong gia đình thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt bất động sản phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, nếu bố bạn muốn cho chú bạn miếng đất thuộc sở hữu chung của gia đình thì cần có sự thỏa thuận và đồng ý của tất các các thành viên đã thành niên trong gia đình.
Xem chi tiết: Sổ đỏ hộ gia đình có được sang tên khi có một người không đồng ý?
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc bạn sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?