Kinh doanh cà phê trên đường ray xe lửa có phạm pháp?
Theo quy định tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP thì hành lang an an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.
Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:
- Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;
- Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.
Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 51 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, họp chợ, thả trâu, bò, gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi mua bán hàng hóa trong hành lang an toàn giao thông đường sắt thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền trên đây;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành chính đối với hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 51 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Do đó: Trường hợp tại khu nhà mà bạn đang sinh sống có đường sắt chạy qua, có một cá nhân, tổ chức nào đó đã thực hiện hoạt động kinh doanh quán cà phê ngay trên đường ray xe lửa là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Nên bạn có thể trình báo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn như thế nào?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
- Danh sách hội do đảng, nhà nước giao nhiệm vụ từ 26/11/2024?
- Mẫu tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử mới nhất 2024?