Đất đã tặng cho rồi có được bán không

Mọi người cho em(cháu) hỏi chút ạ. Trường hợp đặt ra là : Bố mẹ muốn chia đất cho con, cho nên bố mẹ tách (tách hẳn) sổ đỏ ra cho con cái( (sổ hộ khẩu khi ấy vẫn của cả gia đình) thì mảnh đất mà được tách ra kia có được bán hay không? - Ví dụ : Nhà ông Kim Văn Nam đang có 2 người (sổ hộ khẩu đang là Thế thị Lợi và Kim Văn Nam) bà có 1 mảnh đất rộng 500m2, giờ vì 1 lý do nào đó bà tách sổ đỏ mảnh đất 500m2 kia cho con 300 m2, hỏi giờ Ông Kim Văn Nam có được phép bán mảnh đất mà đã sang tên sổ đỏ kia không, khi mẹ của ông không cho phép bán. ( Mẹ thấy con ăn chơi rượu chè gì đó nên không đồng thuận bán). Anh chị em cho em hỏi giờ thằng con muốn bán mảnh đất đó mà bà mẹ không cho bán, nhất quyết không cho bán thì hỏi thằng con đó có được phép bán không ạ). Em(cháu) không phải dân luật nên có thể diễn đạt ý không được tốt, anh, chị các chú các bác tư vấn cho em(cháu) với ạ.

Về việc tách đất cho con khi bố mẹ vẫn còn sống là hình thức tặng cho. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho thửa đất đã tách hiện tại đang đứng tên người con. Như vậy, khi làm thủ tục tách thửa và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, tại hồ sơ đăng ký thể hiện việc tặng cho này là có điều kiện hay không có điều kiện? Vì thông tin bạn cung cấp không thể hiện rõ nên chúng tôi giả sử các trường hợp như sau:

Thứ nhất, nếu việc tặng cho là có điều kiện:

Khoản 1 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định về việc tặng cho có điều kiện: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Như vậy, nếu tại hợp đồng hoặc giấy tặng cho có thể hiện điều kiện không được bán tài sản được tặng cho thì người con không được bán. Trong trường hợp người được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ trên thì người mẹ có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. (khoản 3 Điều 470 BLDS 2005)

Thứ hai, nếu việc tặng cho không có điều kiện:

Khoản 2 Điều 467 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”. Vậy, đối với trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất không có điều kiện, người được tặng cho phát sinh quyền sở hữu từ thời điểm đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào. Kể từ thời điểm này, quyền sở hữu bao gồm các quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng được chuyển giao hoàn toàn mà không có bất kỳ hạn chế nào. 

Vì thế, người được tặng cho (đứa con) được toàn quyền quyết định mà người tặng cho không có căn cứ pháp lý để can thiệp.

Bạn cần hiểu thêm rằng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đứng tên cá nhân, nghĩa là quyền sử dụng đất này không thuộc sở hữu của hộ gia đình thì dù hộ khẩu có như thế nào vẫn không thể làm ảnh hưởng đến các quyền của người sở hữu.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào