Tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

Chào anh chị, tôi có một chút thắc mắc mong anh chị giải đáp cho tôi, cụ thể là về tài chính của Nhà nước khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp được quy định như thế nào? Hoàng Tuấn - Lâm Đồng

Tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp được quy định tại Điều 19 Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp như sau:

- Nhà nước đảm bảo đủ vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ điều chỉnh lại được xác định bằng vốn điều lệ đã được duyệt cộng với tối đa là 50% tổng nhu cầu vốn đầu tư, vốn luân chuyển cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm hoặc trong quy hoạch phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được xác định tối thiểu cho 3 năm kể từ năm quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.

Việc bổ sung phần vốn điều lệ còn thiếu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt mức vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Nhà nước đảm bảo đủ vốn góp trong các công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư tăng phần vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Việc chuyển công ty nông, lâm nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển nhượng vốn nhà nước.

- Kinh phí rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo; ngân sách trung ương hỗ trợ một phần cho các địa phương có khó khăn về ngân sách.

Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp ứng trước tiền để thực hiện rà soát, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn lại; trường hợp công ty nông, lâm nghiệp chuyển sang công ty cổ phần thì được trừ vào tiền thu từ cổ phần hóa.

- Tiếp tục bàn giao kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi và công trình phúc lợi khác) của các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý. Đối với trường hợp đặc biệt (nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế) cần thiết phải giữ lại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì chênh lệch giữa khoản thu mà các cơ sở này thu được với khoản chi cho hoạt động của cơ sở (gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Thực hiện rà soát, thống kê lại vốn và tài sản, các khoản nợ đọng của từng đơn vị; xử lý dứt điểm các khoản công nợ, nợ khó đòi, các khoản phải trả do khách quan, trong đó có các khoản nợ không có khả năng thanh toán khi thực hiện không hiệu quả các chương trình, dự án của Chính phủ thông qua nông, lâm trường trước đây nhưng hiện nay các công ty nông, lâm nghiệp đang kế thừa trách nhiệm; tài sản còn vốn nhà nước trên đất khi chuyển giao đất về địa phương. Đối với tài sản thiếu, công nợ khó đòi vì lý do khách quan sau khi đã được xử lý bằng khoản bồi thường của bảo hiểm (nếu có), bằng nguồn trích lập dự phòng của công ty, nếu thiếu được giảm vốn nhà nước.

- Doanh thu từ bán gỗ khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh khác được sử dụng để thanh toán các chi phí hợp lý, đầu tư phát triển rừng, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và trích lập các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật.

- Trích lập khoản dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng trong các trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo tại thời điểm lập báo cáo tài chính của công ty nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho công ty có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

Trên đây là nội dung quy định về tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào