Xe đang thế chấp tại ngân hàng thì có bán được không?
Tại Điều 321 Bộ luật dân sự 2015, có quy định:
Quyền của bên thế chấp: Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
=> Như vậy, nếu xe ô tô của gia đình bạn đã được thế chấp cho bên nhận thế chấp thì trong trường hợp nhận được sự đồng ý của bên nhận thế chấp (Ngân hàng) thì bên sẽ được thực hiện việc bán bằng không nhận được sự đồng ý thì không được bán bạn nhé.
Nến bạn bán xe nhưng ngân hàng không biết hoặc không đồng ý mà bạn vẫn thực hiện thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật
- Có cần nộp sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư khi tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư không?
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm những loại nào? Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án?
- Thời điểm kiểm toán tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư là khi nào?
- Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu nhóm thông tin chính?
- Tài sản công tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những loại tài sản nào? Cần tuân thủ những nội dung gì khi tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh?