Có bắt buộc phải áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo không?
Theo như vấn đề bạn trình bày thì chúng tôi có thể lý giải như sau: Tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.
Theo đó, có các biện pháp ngăn chặn được áp dụng: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Căn cứ để áp dụng từng biện pháp ngăn chặn được quy định cụ thể từ Điều 110 đến Điều 125, Mục I, Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
=> Như vậy, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không bắt buộc áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?