Thuê xe ô tô tự lái rồi mang đi cầm cố có bị đi tù?

Vừa qua, tôi có đọc thông tin báo và biết được có một người dùng nhiều hợp đồng thuê xe của nhiều người kinh doanh cho thuê xe ô tô tự lái và thuê thời gian dài 3,4 thậm chí là 5 tháng, sau khi nhận xe thì đem đi cầm cố số xe này chiếm đoạt hàng tỷ đồng để tiêu xài cá nhân, trả nợ. Và dùng số tiền cầm cố để trả tiền thuê xe cho các chủ xe hàng tháng mà họ vẫn không biết xe đã bị mang đi cầm. Rồi sau khi tiêu xài hết tiền thì hắn bỏ trốn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, kẻ này có phạm tội hay không thưa luật sư?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Mặt khác, cũng theo quy định tại Bộ luật này thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản (bao gồm tài sản đang hiện hữu và tài sản hình thành trong tương lai). Trong đó, bất động sản bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật; động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Như vậy: Xe ô tô được xác định là tài sản theo quy định của pháp luật và hợp đồng thuê xe ô tô tự lái được xác định là hợp đồng cho thuê tài sản.

Do đó: Hợp đồng cho thuê xe ô tô tự lái được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các bên tham gia hợp đồng có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên mà không trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp một bên tham gia hợp đồng cho thuê xe ô tô tự lái có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng dẫn đến xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại thì bên còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp cá nhân có hành vi thuê tài sản của người khác thông qua hợp đồng cho thuê xe ô tô tự lái, sau đó đen xe đi cầm cố chiếm đoạt hàng tỷ đồng để tiêu sài cá nhân, trả nợ và dùng số tiền này để trả tiền thuê xe cho các chủ xe hàng tháng dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản nên đã bỏ trốn sau khi tiêu hết số tiền trên. Ở đây có dấu hiệu của hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Do đó: Người thuê xe ô tô tự lái trong trường hợp mà bạn cung cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp bị kết án thì người này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
345 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào