Thời gian hành nghề khám chữa bệnh để mở phòng khám có được tính cộng dồn?
Thứ nhất, về thời gian hành nghề để mở phòng khám y học cổ truyền
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP Bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì:
“Điều 23a. Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3. Nhân lực:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
...
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;"
Như vậy, thời gian hành nghề khám chữa, chữa bệnh ít nhất 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Ở đây quy định không quy định bắt buộc phải hành nghề liên tục, nên có thời hiểu là thời gian ở đây có thể tính theo thời gian cộng dồn.
Thứ hai, bạn học thêm bác sĩ định hướng của phục hồi chức năng. Theo quy định thì không cấm người có chứng chỉ y học cổ truyền thì không được học chuyên ngành khác để bổ sung kiến thức. Do đó, khi bạn học thêm bác sĩ phục hồi chức năng và đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề thì bạn sẽ được điều chỉnh thêm phạm vi hoạt động trên chứng chỉ hành nghề hiện tại.
Trên đây là ý kiến tư vấn hỗ trợ của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?