Bịa đặt, lan truyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử lý như thế nào?

Tôi là giáo viên mầm non tại một trường công lập, vừa qua, có phụ huynh đến đón con, khi thấy con mình trên người có dấu đỏ thế là chẳng hỏi vì sao mà cứ thế thấy tôi chủ nhiệm lớp nên cứ chửi, xúc phạm thậm chí về còn đăng lên facebook nói tôi này kia, ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự của tôi. Tôi có báo với hiệu trưởng và kêu vị phụ huynh đó giải thích rõ đó không phải là lỗi do tôi, sao khi hiểu chuyện chị có xin lỗi tôi tuy nhiên nhưng bài đăng về tôi trước đó vẫn chưa được gỡ xuống. Cho tôi hỏi, trong trường hợp này nếu tôi báo công an về hành vi đó của vị phụ huynh: bịa đặt, lan truyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử lý như thế nào?

1. Về xử phạt hành chính:

Theo như những lời bạn trình bày, thì với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. (Tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

2. Xử phạt hình sự:

Tại Khoản 1 Điều 56 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội vu khống như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

...

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> Như vậy, với hành vi của vị phụ huynh kia do quá nóng tính cũng như quá nhạy cảm, vì lo cho con mình mà mất đi sự bình tĩnh, để xảy ra một số hành vi như chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cô giáo, đăng trên facebook đó cũng chính là hành vi lan truyền nhằm xúc phạm người khác, khi bạn báo với cơ quan có thẩm quyền thì họ có thể căn cứ vào chứng cứ cụ thể mà có thể phạt hành chính hay xử lý hình sự.

**Đồng thời, trong trường hợp này chúng tôi thông tin thêm bạn có quyền đòi người đó 1 khoản tiền bồi thường để bù đắp những tổn thất về tinh thần do hành vi này gây ra theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 khi thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
476 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào