Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ tối đa là bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Như vậy theo quy định trên thì thời gian nghỉ thai sản cả trước và sau sinh là 6 tháng đối với sinh 1 con, đối với trường hợp sinh đôi thì được nghỉ thêm một tháng, cứ thêm một con thì được cộng thêm một tháng. Vậy nên nếu sinh một con tối đa được 6 tháng nghỉ thai sản, 2 con tối đa được 7 tháng, cứ thế cộng lên.
Và tại Khoản 3 Điều 16 Bộ luật lao động 2012 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương có quy định như sau:
Ngoài quy định về việc nghỉ hiếu, thỉ theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ việc không hưởng lương.
Vậy nên, khi bạn đã nghỉ hết chế độ thai sản (06 tháng) mà bạn có mong muốn nghỉ thêm thì bạn có thể thỏa thuận với công ty, đơn vị nơi bạn công tác nghỉ thêm. Nếu công ty, đơn vị bạn đồng ý bạn có thể ở nhà chăm sóc sóc con. Tuy nhiên trong thời gian này cơ quan bảo hiểm xã hội và công ty không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và trả lương cho bạn.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
- Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?