Các cơ sở sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic, tái chế phế liệu không bố trí người làm công tác y tế thì có phạm luật?
Tại Khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động, có quy định, trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
- Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
- Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
=> Như vậy, khi công ty bạn không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì chưa chắc là công ty bạn đã sai vì có thể theo như quy định trên công ty bạn đã ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực, nên sẽ có mặt kịp thời khi công nhân xảy ra tai nạn trong lúc làm việc.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?