Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển và cơ sở phá dỡ tàu biển
Tại Điều 13 Thông tư 10/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/05/2019, có quy định nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển và cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:
1. Đối với tàu thuyền đang đóng mới, sửa chữa, phá dỡ:
a) Theo dõi diễn biến của thiên tai để chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai phù hợp;
b) Đối với tàu thuyền neo đậu tại cầu tàu phải tăng cường chằng buộc, bố trí tàu kéo trực cảnh giới.
2. Đối với các cần trục chân đế
Đưa cần trục về vị trí an toàn, khóa cố định chân đế và chằng buộc cần trục cẩn thận.
3. Đối với âu, ụ nổi:
a) Chằng buộc máy móc, thiết bị, tàu thuyền trong âu bằng các biện pháp phù hợp như hàn đính, bắt bu lông, tăng cường dây buộc, đóng kín các nắp hầm hàng và các biện pháp phù hợp khác;
b) Hạ các cần cẩu về vị trí thấp, bắt chặt các giá đỡ cần;
c) Đóng kín cửa ngăn hầm bơm với âu, duy trì bơm hút khô trong trạng thái sẵn sàng hoạt động;
d) Hạ thấp ụ nổi ở mức nước tối đa, tăng cường dây neo, buộc.
4. Đối với triền đà:
a) Tàu đóng mới, sửa chữa, phá dỡ trên triền đà phải được tăng cường chằng buộc với hệ thống xe triền, mặt triền;
b) Máy móc, thiết bị phải được chằng buộc, che đậy.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?