Mức xử phạt đối với hành vi chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế trên 50%
*** Với hành vi chở hàng quả tải trọng, bạn là người làm công, do đó khi bị phát hiện và bị xử phạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm cả người lái xe và chủ phương tiện.
** Người trực tiếp điều khiển xe:
Tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
=> Như vậy, với hành vi lái xe trực tiếp chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế thì tài xế có thể bị xử phạt hành chính đến 07 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng và đồng thời còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải hạ phần hàng quá tải.
** Chủ phương tiện:
Tại Khoản 10 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định này;
...
Ngoài ra chủ phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
=> Như vậy, trường hợp này chủ phương tiện là cá nhân thì khi phát hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng, tổ chức là từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng. Và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung cũng như khắc phục hậu quả như trên có phân tích.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?