Việc đóng dấu cơ quan lên văn bản được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 04/2013/TT-BNV thì:
- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng mực dấu màu đỏ tươi theo quy định.
- Đóng dấu vào phụ lục kèm theo
Việc đóng đấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc tên của phụ lục.
- Đóng dấu giáp lai
Việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo: Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu không quá 05 trang.
Trên đây là nội dung quy định về việc đóng dấu cơ quan lên văn bản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2013/TT-BNV.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Có cần nộp sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư khi tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư không?
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm những loại nào? Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án?
- Thời điểm kiểm toán tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư là khi nào?
- Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu nhóm thông tin chính?
- Tài sản công tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những loại tài sản nào? Cần tuân thủ những nội dung gì khi tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh?