Nhiệm vụ chung của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực hàng hải

Hằng năm, vào thời điểm thường hay có thiên tai xảy ra, các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực hàng hải, cần thực hiện những nhiệm vụ chung gì? Để bảo đảm đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. (***@gmail.com)

Tại Điều 6 Thông tư 10/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/05/2019, có quy định nhiệm vụ chung của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực hàng hải như sau:

1. Bảo vệ người; quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng hàng hải, thiết bị, tài sản, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; ngăn ngừa nguy cơ gây hư hại các công trình.

2. Tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của công trình cần được bảo vệ, nếu phát hiện có hư hỏng hoặc suy yếu phải kịp thời có biện pháp xử lý. Trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của mình, cấp kiểm tra phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết trước mùa mưa bão.

3. Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.

4. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai gồm các nội dung chính như sau:

a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 của Thông tư này tổ chức phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để tổng hợp, chỉ đạo.

5. Tổ chức kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại đơn vị và các bộ phận trực thuộc, đặc biệt là các công trình trọng điểm, xung yếu.

6. Tổ chức huấn luyện, diễn tập về nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về công tác phòng, chống thiên tai.

7. Tổ chức hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ quan, đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào