Các hạng Mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1
Tại Điều 19 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định các hạng Mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 như sau:
1. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo trì công trình đường thủy nội địa hoặc doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình đường thủy nội địa phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra thiệt hại tổ chức lập biên bản tại hiện trường xác nhận vị trí, mức độ thiệt hại, khối lượng công việc, thống nhất phương án khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Thông tư này. Đại diện của các cơ quan, đơn vị tham gia xác nhận biên bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thiệt hại, hư hỏng do thiên tai gây ra và khối lượng công việc phải thi công, khắc phục đã xác nhận.
2. Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông.
a) Bố trí lực lượng, phương tiện Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông khu vực;
b) Tổ chức tiến hành thi công thông tuyến tạm để bảo đảm an toàn, đồng thời báo cáo bằng văn bản các công việc đã khắc phục về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực tiếp quản lý;
c) Tổ chức khảo sát, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán hoặc phương án kỹ thuật và thi công khắc phục thiệt hại thiên tai; chỉ đạo, giám sát quá trình thi công hạng Mục bảo đảm giao thông bước 1.
3. Tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Hệ thống báo hiệu bị thiệt hại, đơn vị được giao thi công tiến hành sửa chữa hoặc sản xuất, lắp dựng bổ sung trên cơ sở bản vẽ thiết kế báo hiệu định hình để bảo đảm cho các phương tiện hoạt động trên tuyến an toàn và phối hợp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này khi lập hồ sơ công trình khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định;
b) Hệ thống thiết bị hướng dẫn và quản lý giao thông đường thủy nội địa (thiết bị đọc mực nước, đếm phương tiện, thiết bị hoặc trạm thu phát tín hiệu giao thông đường thủy nội địa) bị thiệt hại, đơn vị được giao thi công tiến hành sửa chữa hoặc thay thế để bảo đảm cập nhật số liệu về hoạt động giao thông và thông tin liên lạc kịp thời và phối hợp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này khi lập hồ sơ công trình khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định;
c) Sự cố công trình, chìm đắm phương tiện, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại làm luồng chạy tàu thuyền hạn chế theo quy định, đơn vị được giao thi công tiến hành biện pháp tổ chức công tác Điều tiết khống chế bảo đảm giao thông, chống va trôi. Trường hợp tắc luồng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa trực tiếp chỉ đạo, Điều hành việc huy động các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổ chức lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công, giám sát theo quy định bảo đảm phương tiện lưu thông an toàn.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?