Nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Khi có thiên tai xảy ra, công tác phòng chống cũng như khắc phục hậu quả của các cơ quan ban ngành, theo đó Ban tư vấn cho tôi hỏi: Nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định như thế nào?  Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu?

Tại Điều 18 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định nội dung bảo đảm giao thông trong khắc phục hậu quả thiên tai:

1. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 (công tác khắc phục khẩn cấp): là hoạt động sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị hư hỏng, xử lý giao thông bị ách tắc ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường và do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa lựa chọn đơn vị thực hiện theo quy định nhằm Mục đích khôi phục hoạt động giao thông thông suốt và an toàn trong thời gian nhanh nhất, với các nội dung sau:

a) Khắc phục thiệt hại hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa;

b) Khắc phục thiệt hại thiết bị hướng dẫn và quản lý giao thông đường thủy nội địa (thiết bị đọc mực nước, đếm phương tiện, thiết bị hoặc trạm thu phát tín hiệu giao thông đường thủy nội địa);

c) Khắc phục ban đầu sự cố công trình, chìm đắm phương tiện, xuất hiện bãi cạn, chướng ngại vật, thông luồng tạm bảo đảm cho phương tiện lưu thông an toàn.

2. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 2: là giai đoạn sau khi hoàn tất công việc khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 hoặc chưa được khắc phục thiệt hại tại bước 1, đơn vị, doanh nghiệp bảo trì công trình đường thủy nội địa phối hợp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này tiến hành đánh giá lại một cách toàn diện các thiệt hại của khu vực kết cấu hạ tầng bị hư hỏng do thiên tai theo quy chuẩn công trình trước khi bị hư hỏng. Trên cơ sở kết quả đánh giá, cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét. Trường hợp cần phải đầu tư để khôi phục lại công trình theo quy chuẩn trước khi bị hư hỏng hoặc nâng cấp thì tiến hành các thủ tục đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
272 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào