Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2019) quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu số lượng, khối lượng dịch vụ công ích thông tin duyên hải
a) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu số lượng, khối lượng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT, COSPAS-SARSAT, DSC, RTP, gồm:
Thời gian trực canh: là thời gian đài TTDH thực hiện trực canh để sẵn sàng tiếp nhận các báo động cấp cứu từ phương tiện bị nạn;
Số lượng báo động cấp cứu được tiếp nhận: là tổng số báo động cấp cứu do các đài thông tin thu được.
b) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu số lượng, khối lượng dịch vụ phát MSI RTP, NAVTEX, EGC, gồm:
Số lượt bản tin MSI phát đi: là tổng số lượt bản tin MSI do các đài TTDH phát đi.
c) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu số lượng, khối lượng dịch vụ thông tin LRIT, gồm:
Thời gian trực canh: là thời gian đài thông tin LRIT thực hiện trực canh để sẵn sàng thu nhận và cung cấp thông tin LRIT;
Số lượng bản tin chứa thông tin LRIT: là số lượng bản tin LRIT do Đài thông tin LRIT thu nhận được từ tàu hoặc từ DC nước ngoài;
Số lượng bản tin yêu cầu thông tin LRIT: là số lượng bản tin LRIT do Đài thông tin LRIT thu nhận được từ người sử dụng cuối hoặc từ DC nước ngoài;
Số lượng tài khoản truy cập thông tin LRIT: là số lượng tài khoản được cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước để truy cập thông tin LRIT;
Số lượng tàu tích hợp: là số lượng tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam được tích hợp vào Hệ thống LRIT.
d) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu số lượng, khối lượng dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải, gồm:
Thời gian vận hành: là thời gian Đài trung tâm xử lý thông tin hàng hải Hà Nội vận hành mạng intranet hàng hải để sẵn sàng cung cấp dịch vụ kết nối thông tin chuyên ngành hàng hải;
Số lượng phần mềm ứng dụng: là số lượng các phần mềm ứng dụng được vận hành, khai thác trên mạng intranet hàng hải để kết nối, chia sẻ thông tin chuyên ngành hàng hải.
2. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ công ích thông tin duyên hải
a) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
b) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu COSPAS-SARSAT theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
c) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu DSC theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
d) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu RTP theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
đ) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ phát MSI RTP theo quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
e) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ phát MSI NAVTEX theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
g) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ phát MSI EGC theo quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
h) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ thông tin LRIT theo quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
i) Tiêu chí giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải theo quy định tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2019/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
- ACB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng ACB nằm ở đâu?