Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản
Tại Điều 16 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, cói quy định:
1. Mức phạt tiền đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác xảy ra tại vùng nước nội đồng.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác xảy ra trên biển.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản trên biển.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu vật liệu nổ đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại công trình hoặc tài sản, công cụ khai thác thủy sản bị phá hỏng do hành vi sử dụng vật liệu nổ gây ra đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, tại Điều 305 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
.......
=> Như vậy, với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản có thể bị xử phạt hành chính lên đến 25 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?