Xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quy định tại Điều 18 Thông tư 43/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo đó:
1. Nội dung, mức chi, phương thức thực hiện mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua hợp đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (sau đây viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC).
Riêng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề dành riêng cho người khuyết tật được quyết toán theo số lượng thực tế; nội dung và mức chi theo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC .
2. Chi nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm kiểm tra, đánh giá, tổng kết, hướng dẫn nhân rộng): Không quá 5% tổng kinh phí xây dựng mô hình.
Trên đây là tư vấn về xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 43/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?