Có nên ký vào hợp đồng đào tạo nghề?

Tôi muốn hỏi, Người lao động kí hợp đồng thử việc theo hình thức đào tạo nghề, tức là vừa thử việc vừa được đào tạo (có chi phí sinh hoạt, đi lại, nhà ở). Sau khi kết thúc thời gian thử việc, một tháng sau công ty mới đưa ra hợp đồng lao động để ký kèm theo đó là hợp đồng đào tạo nghề (ràng buộc NLĐ nếu nghỉ việc giữa chừng phải bồi thường 50 triệu đồng  tiền đào tạo). Tôi muốn hỏi, việc ràng buộc chi phí đào tạo như vậy có đúng không? Tại sao khi ký hợp đồng thử việc công ty không đưa ra phần chi phí này? Các loại hợp đồng này thật lằng nhằng. tuhao***@gmail.com

Thứ nhất, về chí phí đào tạo nghề

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2012 như sau:

"3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài."

Đối với một số doanh nghiệp khi nhận người lao động (NLĐ) vào làm việc mà trong quá trình làm việc có cử NLĐ đi đào tạo, hoặc tiến hành tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp thì phải có thỏa thuận bằng hợp đồng. Thông thường công ty cử NLĐ đi đào tào thì NLĐ có trách nhiệm làm việc tại doanh nghiệp đó trong thời gian thỏa thuận. Nếu người lao động được đào tạo xong mà nghỉ ngang hoặc làm việc chưa hết thỏa thuận đã nghỉ việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo đó. (Khoản 3 Điều 43 Bộ luật lao động 2012)

Lưu ý: việc thỏa thuận về bồi thường chi phí đào tạo phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu người lao động không đồng ý ký vào thỏa thuận đó thì đương nhiên NLĐ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi nghỉ ngang hoặc làm việc không đủ thời gian như đã cam kết.

Thứ hai, Tại sao khi ký hợp đồng thử việc công ty không đưa ra phần chi phí này?

Theo quan điểm của chúng tôi, nếu công ty đưa ra phần chi phí này ngay lúc ký hợp đồng thử việc thì người lao động sẽ không chấp nhận và sẽ không chịu ký vào hợp đồng đó.

Đối với trường hợp này, khi công ty kèm thêm hợp đồng đào tạo nghề (ràng buộc NLĐ nếu nghỉ việc giữa chừng phải bồi thường 50 triệu đồng tiền đào tạo).

- Nếu bạn đồng ý với thỏa thuận của hợp đồng đào tạo và có khả năng thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng đó thì bạn ký.

- Nếu bạn không đồng ý với thỏa thuận của hợp đồng đào tạo và không có khả năng thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng đó thì có thể yêu cầu công ty sửa đổi điều khoản cho hợp lý hơn. Nếu sau khi điều chỉnh rồi mà vẫn chưa cảm thấy các điều khoản hợp lý thì bạn có quyền không ký vào hợp đồng đào tạo nghề này.

Như vậy, trước khi giao kết hợp đồng đào tạo thì bạn phải đọc kỹ có điều khoản hợp đồng để quyết định có nên đặt bút ký vào hay không.

Trên đây là ý kiến tư vấn hỗ trợ của chúng tôi đối với yêu cầu của bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hồ Văn Ngọc
478 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào