Có việc làm nhưng vẫn nhận tiền thất nghiệp có bị phạt?
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
- Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ngoài ra, người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp kể trên còn buộc phải nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi tìm được việc làm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Trong đó, Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
Như vậy: Đối với trường hợp bạn đã ký hợp đồng lao động với một công ty, nên được xác định là đã có việc làm. Do đó, bạn có trách nhiệm thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm về việc bạn đã tìm được việc làm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bạn không thông báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm biết về việc bạn đã tìm được việc làm, thì bạn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (mức trung bình là 1.500.000 đồng) và buộc phải nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp mà bạn đã nhận do không thông báo.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?