Vận chuyển heo bệnh đi tiêu thụ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, có quy định:
Khi xảy ra dịch bệnh mà không cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 90/2017/NĐ-CP thì khi không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh như tiêu hủy, người vi phạm có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Cũng theo Khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì khi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời bị buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật và chất thải của động vật.
=> Như vậy, với hành vi vận chuyển heo bệnh đi ra khỏi vùng dịch bệnh, thì khi bị bắt có thể bị phát tiền đến 20.000.000 đồng. Còn khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng thì tùy theo mức độ mà người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?