Ly hôn với người nước ngoài thì Tòa nào giải quyết?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu, vụ việc dân sự được xác định theo Mục 2 Chương III Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; và các yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại các k hoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình (kể trên) mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Đối với trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Do đó: Đối với trường hợp ly hôn với người nước ngoài mà người nước ngoài không có cư trú ở Việt Nam mà đang ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trừ trường hợp giải quyết việc ly hôn đối với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?