Công nhân kỹ thuật bị điều chuyển làm bảo vệ?
- Theo như thư bạn trình bày thì trong hợp đồng lao động (HĐLĐ)giữa bạn với DN có quy định về vị trí làm việc của bạn là công nhân kỹ thuật vận hành máy.
Theo quy định tại khoản 2 điều 33 của Bộ luật lao động thì: “Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung HĐLĐ được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung HĐLĐ đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐLĐ mới thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 điều 36 của bộ luật này”.
Như vậy, DN đã làm sai khi tự ý chuyển bạn sang công việc bảo vệ mà không thông báo trước và không có sự đồng ý của bạn.
Theo quy định tại điều 37 của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm và phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày. Việc bố trí này chỉ tạm thời và công việc phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Việc bạn không nhận quyết định là đúng, tuy nhiên bạn vẫn có thể nhận quyết định đó để làm căn cứ khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án.
Thư Viện Pháp Luật
- Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
- Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua lãnh hải Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra là những hành vi nào?
- Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty phải tuân thủ quy tắc nào?