Thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp nào?
Pháp luật nước ta có quy định: Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 73 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 có quy định về các trường hợp thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi bao gồm:
+ Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;
+ Hết hạn sử dụng;
+ Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.
Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về các biện pháp xử lý đối với thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi bao gồm:
+ Tái xuất;
+ Tái chế;
+ Khắc phục lỗi ghi nhãn, bao gói;
+ Tiêu hủy.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cụ thể vấn đề này.
Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?