Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 17 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, (có hiệu lực 28/03/2019), theo đó:
1. Nguồn kinh phí phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ do Trung ương quản lý được sử dụng chi cho những nội dung sau:
a) Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 trên đường bộ do Trung ương quản lý;
b) Chi cho hoạt động thường xuyên cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
c) Chi sản xuất, mua sắm, sửa chữa vật tư dự phòng, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;
d) Chi bảo quản, sửa chữa kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng;
đ) Chi phí thuê phương tiện, chi phí sửa chữa phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;
e) Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, khi phân bổ và giao dự toán, Bộ Giao thông vận tải trích để lại 2% tổng dự toán chi được giao để chi cho các nhiệm vụ đột xuất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp đến hết ngày 30 tháng 9 năm kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải chưa phân bổ hết cho các nhiệm vụ đột xuất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai thì được phân bổ và giao dự toán cho các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế đường bộ còn lại.
4. Việc sử dụng kinh phí của địa phương cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai đối với hệ thống đường bộ địa phương được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Nguồn kinh phí cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ (đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức hợp đồng dự án khác) được đưa vào phương án tài chính của công trình và được quyết toán theo quy định.
Trên đây là tư vấn về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 03/2019/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?