Bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

Tôi có thắc mắc về vấn đề này muốn nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi theo quy định mới thì bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Khoa - khoa*****@gmail.com

Bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, (có hiệu lực 28/03/2019), theo đó: 

1. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1: là hoạt động sửa chữa, khôi phục hư hỏng công trình đường bộ, được thực hiện ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường, với mục tiêu sửa chữa hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm khôi phục nhanh nhất hoạt động giao thông thông suốt, an toàn. Theo phạm vi quản lý và trên cơ sở phương châm bốn tại chỗ, hoạt động này là trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ (đối với đường bộ đang khai thác), nhà thầu thi công dự án (đối với dự án, công trình đang thi công, đang trong thời gian bảo hành); trường hợp vượt quá khả năng, phải kịp thời báo cáo Cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ để có biện pháp xử lý và chỉ đạo phù hợp.

2. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 2: là hoạt động được thực hiện sau khi hoàn tất công việc khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1; nhà thầu bảo trì công trình đường bộ hoặc cơ quan quản lý đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tiến hành đánh giá lại một cách toàn diện các thiệt hại của khu vực kết cấu hạ tầng bị hư hỏng do thiên tai gây ra, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kết quả đánh giá, phương án khôi phục các thiệt hại. Trường hợp cần phải đầu tư để khôi phục lại công trình theo tiêu chuẩn, Quy chuẩn trước khi bị hư hỏng hoặc nâng cấp thì tiến hành các thủ tục đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục hiện hành.

3. Khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình đường bộ đang thi công và trong thời gian bảo hành: theo phạm vi thi công công trình được giao, nhà thầu thi công thông báo cho chủ đầu tư, cơ quan bảo hiểm, chính quyền địa phương cấp huyện, các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại do thiên tai gây ra và lập phương án khắc phục làm cơ sở cho cơ quan bảo hiểm bồi thường. Trường hợp hư hại lớn, vượt quá khả năng bồi thường, chủ đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra đối với dự án để cơ quan quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Trên đây là tư vấn về bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 03/2019/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào