Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, (có hiệu lực 28/03/2019), theo đó:
1. Tìm kiếm, cứu người bị nạn; trục vớt cứu hộ phương tiện, tài sản của nhà nước, của nhân dân bị tác động của thiên tai.
2. Tham gia việc cứu trợ, giúp đỡ và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai hoặc vùng bị cô lập giao thông do lụt, bão.
3. Điều tra, khảo sát, thống kê thiệt hại và đề xuất phương án khắc phục thiệt hại.
4. Sửa chữa, khôi phục công trình đường bộ bị hư hỏng, bảo đảm giao thông thông suốt.
5. Sửa chữa các trang thiết bị thi công, nhà làm việc, kho bãi, xưởng, thực hiện các biện pháp nhanh nhất để phục hồi sản xuất.
6. Thực hiện vệ sinh môi trường sinh thái, chống dịch bệnh.
Trên đây là tư vấn về hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 03/2019/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Black Friday 2024 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không? Một năm có bao nhiêu ngày Black Friday 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
- Từ 01/01/2025, hình ảnh người lái xe phải được truyền về Cục Cảnh sát giao thông đúng không?
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?