Nhặt được của rơi mà không trả bị xử lý như thế nào?

Tôi là sinh viên đại học, khi tôi đi học từ nhà trọ đến trường thì tôi có đánh rơi ví tiền, trong đó có các loại giấy tờ của tôi và 1.5 triệu tiền mặt. Tôi nhớ trước khi đi học, tôi có lấy vì ra để trả tiền mà tôi có mượn của bạn H, rồi nhét ví lại vào túi, có lẽ nó rơi ở đấy, khi phát hiện mất tôi có về tìm lại và hỏi thì bạn ấy bảo không biết, trong 01 lần qua chơi thì tôi có phát hiện có cái biên lai đóng học phí anh văn của tôi trước đó mà tôi nhớ rất rõ là đã nhét vào ví. Nhưng giờ tôi không biết cách nào để lấy lại. Thế cho tôi hỏi, với hành vi nhặt được của rơi mà không trả bị xử lý như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

- Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

- Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

- Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

- Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

- Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

=> Như vậy, với việc nhặt được tiền mà chủ sở hữu đã yêu cầu trả lại nhưng vẫn cố ý chiếm giữ là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật và có thể bị xem là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và khi phát hiện có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, tùy vào tính chất cũng như số tiền,... thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào