Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào?
Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào?
Điều 86 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp xã trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong phạm vi địa bàn cấp xã;
b) Giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;
b) Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã;
c) Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;
d) Kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Tại nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật này.
4. Tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn. Hội đồng nhân dân cấp huyện tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó. Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong phạm vi địa bàn cấp xã và giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Điều 87 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
1. Tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân.
4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải có trách nhiệm tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở; tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở và các công việc khác được pháp luật quy định.
Công đoàn Việt Nam có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Tại Điều 88 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của công đoàn Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp
1. Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của đoàn viên công đoàn.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, Công đoàn Việt Nam có trách nhiệm tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị và các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?