Thủ tục đưa lao động sang Mỹ theo hợp đồng?
- Vấn đề bạn hỏi phụ thuộc vào các quy định liên quan của cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
(1) Điều kiện để đưa người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài:
Theo quy định tại điều 28 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài như sau:
(i) Được Bộ LĐ-TB&XH cho phép;
(ii) Người lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài phải có hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
(iii) Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài;
(iv) Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;
(v) Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
Theo quy định tại điều 29 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về việc báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thì:
(a) Chậm nhất 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu phải gửi báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài, danh sách người lao động ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ LĐ-TB&XH.
(b) Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
(i) Phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, ngành nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến người lao động;
(ii) Phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng.
(c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
(3) Ngoài ra, theo quy định tại điều 42 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, để được đi làm việc ở nước ngoài, người lao động phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(ii) Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
(iii) Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
(iv) Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
(v) Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
(vi) Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
(vii) Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trình tự, thủ tục khi tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động… bạn có thể tham khảo thêm trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Về phía Hoa Kỳ: việc công ty bạn có được phép đưa công nhân sang Mỹ làm việc hay không còn tùy thuộc vào các quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong vấn đề trên. Đề nghị bạn liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM để được hướng dẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?