Thương binh chết thì người chăm sóc được hưởng những chế độ gì?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 thì thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:
- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
- Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.
Bộ Y tế cùng Bộ Thương binh xã hội quy định cụ thể tiêu chuẩn các hạng thương tật mới nói ở trên và việc chuyển đổi từ các hạng cũ sang các hạng mới.
Theo thông tin Anh/Chị cung cấp thì bác của Anh/Chị là thương binh hạng 1, là đối tượng mất sức lao động từ 81%-100%, mất hoàn toàn khả năng lao động và cần có người phục vụ (mẹ của Anh/Chị là người đã phục vụ cho bác).
Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạnh sửa đổi 2012 quy định:
"3. Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.
4. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng."
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định: Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
Khoản 1 Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định: Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 cũng quy định: Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả. Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp mai táng sẽ bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.390.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP.
Căn cứ theo các quy định trên thì khi thương binh qua đời, người tổ chức mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Đối với thương binh suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Tuy nhiên, bác của Anh/Chị không có vợ, con; bố mẹ cũng qua đời và chỉ sống một mình. Nay bác qua đời do mẹ của Anh/Chị tổ chức mai táng thì mẹ của Anh/Chị sẽ thuộc đối tượng được nhận mai táng phí (13.900.000 đồng). Vì mẹ của Anh/Chị không thuộc đối tượng là thân nhân người có công nên sẽ không được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp tuất hằng tháng.
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?