Công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?
Tại Điều 5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức có quy định về những trường hợp công chức được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật bao gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật.
- Phải chấp hành quyết định của cấp. Cụ thể như sau: Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.
Trên đây là nội dung giải đáp về những trường hợp công chức được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?