Ghi sổ đo để xử lý, phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia
Việc ghi sổ đo để xử lý, phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được quy định tại Điều 17 Thông tư 24/2010/TT-BTNMT quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
1. Sổ đo phải được lập và ghi chép đầy đủ, chi tiết từ khi bắt đầu khảo sát đến khi kết thúc khảo sát.
2. Mỗi đường đo, người vận hành phải ghi sổ chi tiết các thông tin sau:
a) Tên đường, hướng chạy, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, vận tốc tàu, thời điểm và nội dung phát hiện thông tin mới trên các số liệu thu được, tên tệp, địa chỉ tệp số liệu các loại;
b) Để có dữ liệu cải chính độ ngập của đầu biến âm phải ghi chép mức tải trọng dầu, nước,… hiện có trên tàu vào lúc đầu và lúc cuối kỳ (ngày) đo hoặc lúc mới bơm dầu, nước, chất tải, xả tải xong bao gồm cả tỷ trọng của dầu.
Trên đây là nội dung quy định về việc ghi sổ đo để xử lý, phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?