Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh lớp 3

Ban biên tập cho tôi hỏi, tôi hiện đang là giáo viên tiểu học. Ban biên tập cho tôi hỏi vấn đề sau: Việc giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh lớp 3 được lồng ghép thông qua những bài học nào? Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi được không? Xin chân thành cảm ơn rất nhiều Tuyết Khanh -TPHCM

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì:

Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các bài trong các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lý tập trung vào một số chủ đề chính sau: tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước; truyền thống lịch sử của quân đội và công an; một số kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:

Lớp 3

STT

Môn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

01

Tiếng Việt T1

Tuần 13. Tập đọc: Người con của Tây Nguyên

Trang 103

Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

Tuần 13. Luyện từ và câu: Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Trang 108

Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam

Tuần 13. Tập đọc: Cửa Tùng

Trang 109

Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ

Tuần 14. Tập đọc: Người liên lạc nhỏ

Trang 112

Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết

Tiếng Việt T2

Tuần 19. Tập đọc: Hai Bà Trưng

Trang 04

Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Tuần 19. Tập đọc: Bộ đội về làng

Trang 07

Ca ngợi tình cảm của nhân dân dành cho các chú bộ đội khi hành quân qua làng trong kháng chiến

Tuần 19. Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội”

Trang 10

Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.

Tuần 19. Chính tả: Trần Bình Trọng

Trang 11

Ca ngợi lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Tuần 19. Chính tả: Người con gái anh hùng Võ Thị Sáu

Trang 11

Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Tuần 19. Chính tả: Tiếng bom Phạm Hồng Thái

Trang 12

Ca ngợi tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tuổi trẻ Việt Nam

Tuần 20. Tập đọc: Ở lại với chiến khu

Trang 13

Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến

Tuần 20. Tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ

Trang 16

Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự

Tuần 20. Tập đọc: Trên đường mòn H Chí Minh

Trang 18

Nêu những câu chuyện về sự chịu đựng khó khăn, gian khổ của các chú bộ đội vượt dãy Trường Sơn vào Nam đánh giặc

Tuần 20. Tập đọc: Người trí thức yêu nước

Trang 28

Nêu những tấm gương lao động sáng tạo của người thầy thuốc bộ đội trong chiến đấu

Tuần 23. Chính tả: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

Trang 47

Giáo viên nêu ý nghĩa Quốc ca

Tuần 25. Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên

Trang 60

Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên

Tuần 34. Tập đọc: Trên con tàu vũ trụ

Trang 136

Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ đồng thời cũng là phi công bắn rơi máy bay B52 của Mỹ

02

Tự nhiên và Xã hội

Bài 23. Phòng cháy khi ở nhà

Trang 44

Lấy ví dụ để chứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy (nhà, kho, rừng...)

Bài 29. Các hoạt động thông tin liên lạc

Trang 56

Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống


Trên đây là nội dung quy định về việc giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh lớp 3. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông có được sử dụng lựu đạn thật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học gồm những thiết bị gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách mới cho giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp pháp luật
Báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh là ai?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục quốc phòng và an ninh
Thư Viện Pháp Luật
7,929 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục quốc phòng và an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục quốc phòng và an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào