Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc thực hiện thủ tục hải quan
Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc thực hiện thủ tục hải quan được quy định tại Điều 3 Quyết định 4398/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện đồng thời tại 3 cấp Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan và đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được thực hiện hàng ngày, đồng thời với quá trình thực hiện thủ tục hải quan thông qua việc theo dõi, giám sát và phân tích dữ liệu trên các Hệ thống công nghệ thông tin tập trung của ngành Hải quan, Hệ thống camera giám sát, định vị GPS, hình ảnh máy soi container, máy soi hành lý và thông tin từ đường dây nóng của cơ quan hải quan:
a) Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị với toàn bộ việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan của các công chức thuộc Chi cục;
b) Cục Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của các Chi cục Hải quan;
c) Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Ngoài các thông tin thu thập từ Hệ thống công nghệ thông tin, Hệ thống camera giám sát và hình ảnh máy soi container, máy soi hành lý thì các đơn vị chủ động thu thập thông tin từ các cơ quan có liên quan để phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát nội bộ (ví dụ: hiện tại chưa có Hệ thống trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh kho, bãi, cảng về thời điểm, số lượng hàng hóa hạ bãi, số lượng hàng hóa lưu tại bãi, số lượng hàng hóa còn tồn tại cảng,…, các đơn vị thực hiện việc thu thập thông tin thông qua việc truy cập dữ liệu quản lý hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng).
2. Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan hải quan và các nguồn thông tin khác (nếu có) theo thời kỳ để nhận biết được ngay các thay đổi bất thường trong việc thực hiện thủ tục hải quan tại đơn vị, qua đó xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận, buôn lậu (ví dụ số lượng tờ khai được đăng ký vào ngoài giờ hành chính tăng đột biến, ...); phát hiện các biểu hiện hoặc hành vi tiêu cực hoặc việc thực hiện chưa đúng quy trình, quy chế của công chức thừa hành để có biện pháp xử lý kịp thời (ví dụ: cùng một đơn vị nhưng có sự không thống nhất trong việc phân loại mã số HS, xác định trị giá hải quan, áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng).
3. Thực hiện việc xử lý ngay hành vi vi phạm của công chức hải quan khi phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; có những biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với các dấu hiệu, xu hướng trở thành vi phạm theo thẩm quyền được giao đồng thời báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền để có biện pháp chấn chỉnh hoặc hỗ trợ kịp thời (như ban hành văn bản hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, ...).
4. Các thông tin ghi nhận nội dung, quá trình và kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được cập nhật ngay vào Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo đúng phân cấp. Mỗi cấp được phân quyền chịu trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo đúng các chỉ tiêu thông tin được giao và chịu trách nhiệm về việc cập nhật đầy đủ thông tin hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. Trường hợp chưa có Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì thực hiện lập báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo các mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này dưới dạng văn bản giấy (có xác nhận của người chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ).
Tất cả các yêu cầu, chỉ đạo, trao đổi liên quan đến kiểm tra, kiểm soát nội bộ đều được ghi nhận trên Hệ thống và các thông tin trao đổi phải được ghi nhận, kiểm tra, phản hồi trực tuyến. Các yêu cầu, chỉ đạo tùy thuộc vào mức độ quan trọng và ảnh hưởng có thể được thể hiện dưới dạng: ghi nhận trực tiếp trên Hệ thống (có ghi rõ tên người yêu cầu, chỉ đạo; ngày, giờ thực hiện...); thông qua email (thiết lập các địa chỉ email chuyên biệt) hoặc dưới dạng văn bản (Lệnh, Quyết định...) nhưng đều phải được cập nhật vào Hệ thống (nếu dưới dạng văn bản có thể scan đưa vào Hệ thống để thông tin trao đổi được nhanh chóng). Trường hợp chưa có Hệ thống thì các nội dung yêu cầu, chỉ đạo được thực hiện thông qua email (thiết lập các địa chỉ email chuyên biệt) hoặc dưới dạng văn bản (Lệnh, Quyết định...). ra sao?
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?