Người lao động ở các huyện nghèo có được hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia XKLĐ không?
Việc hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, visa và lý lịch tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 71/2009/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” do liên bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ
Người lao động theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 Thông tư này được lựa chọn tham gia học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức để xuất khẩu lao động.
2. Thời gian học: căn cứ vào nghề đào tạo và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quy định cụ thể thời gian học, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Sau khóa học, người lao động được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định.
3. Nội dung, mức hỗ trợ
a) Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số:
- Hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo mức học phí được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt trên cơ sở Hợp đồng đặt hàng đào tạo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này;
- Tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học: mức 40.000 đồng/người/ngày;
- Tiền ở: mức 200.000 đồng/người tháng;
- Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 400.000 đồng/người;
- Tiền tàu xe (cả lượt đi và về) một lần từ nơi cư trú đến nơi đào tạo, mức hỗ trợ theo giá cước của phương tiện vận tải công cộng thông thường tại thời điểm thanh toán;
- Chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các mức quy định hiện hành về phí làm hộ chiếu, phí visa (nếu có), phí khám sức khoẻ (sơ tuyển và trước khi đi xuất khẩu lao động), lệ phí làm lý lịch tư pháp.
b) Đối với người lao động khác: Hỗ trợ 50% học phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo mức học phí được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt trên cơ sở Hợp đồng đặt hàng đào tạo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều này.
4. Hình thức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết thông qua hợp đồng đặt hàng với cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo cơ chế đặt hàng đào tạo theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Đơn giá đặt hàng đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính và phải được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức chi phí hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thời gian và địa điểm triển khai, hoàn thành; khối lượng, chất lượng dạy nghề.
Hợp đồng đặt hàng đào tạo phải thể hiện rõ các căn cứ đặc thù của kết quả đặt hàng đào tạo được ký kết và các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng học sinh đặt hàng đào tạo, định mức đơn giá/học sinh; địa điểm đào tạo, thời gian hoàn thành, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa cơ quan đặt hàng, nhà cung cấp và một số nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Hỗ trợ tiền ăn, tiền sinh hoạt phí, tiền ở, tiền trang cấp đồ dùng cá nhân, tiền tàu xe cho người lao động thông qua doanh nghiệp hoặc cơ sở dạy nghề tham gia Đề án;
c) Hỗ trợ tiền khám sức khỏe, làm hộ chiếu, viza (nếu có) và lý lịch tư pháp cho người lao động thông qua doanh nghiệp tham gia Đề án.
5. Quy trình, thủ tục hỗ trợ
a) Đối với hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
- Trên cơ sở danh sách người lao động đã được Uỷ ban nhân dân huyện lựa chọn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề tham gia Đề án để sơ tuyển.
- Doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề có văn bản (kèm theo danh sách người lao động đã qua sơ tuyển và đơn đề nghị hỗ trợ của người lao động theo mẫu số 3 và số 4 đính kèm Thông tư này), gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét để ký hợp đồng đặt hàng theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều này.
b) Đối với các khoản hỗ trợ trực tiếp cho người lao động:
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ hợp đồng đặt hàng đào tạo đã ký và danh sách người lao động tham gia đào tạo chuyển kinh phí hỗ trợ cho cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp để chi trả cho người lao động;
- Cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, sinh hoạt phí; tiền ở, tiền trang cấp đồ dùng cá nhân, tiền tàu xe cho người lao động theo mức quy định tại khoản 3, Điều này;
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán tiền khám sức khỏe, hộ chiếu, viza và lý lịch tư pháp cho người lao động theo mức quy định tại điểm a, khoản 3, Điều này.
6. Hồ sơ, chứng từ quyết toán lưu tại cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp tham gia Đề án, gồm:
a) Hợp đồng giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp với cơ quan thực hiện Đề án thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng về việc dạy nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết; các chứng từ thanh toán trực tiếp cho người lao động và các hoá đơn chứng từ liên quan khác... về hộ chiếu, viza (nếu có) và lý lịch tư pháp theo quy định hiện hành;
b) Hợp đồng khám sức khoẻ cho người lao động giữa doanh nghiệp với cơ sở y tế có thẩm quyền, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, danh sách lao động được khám sức khoẻ để sơ tuyển lao động, khám sức khoẻ trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoá đơn thu tiền; đối với những trường hợp khám đơn lẻ phải có biên lai thu phí của cơ sở y tế có thẩm quyền (chi phí theo quy định hiện hành).
7. Chi xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghề cho lao động xuất khẩu:
Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 90/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 16/10/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án tăng cường năng lực dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.
Trên đây là nội dung quy định về việc hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, visa và lý lịch tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là bao nhiêu?