Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và các tổ chức tham gia hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 18/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/03/2019) về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thì chủ đầu tư và các tổ chức tham gia hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan.
2. Thực hiện quy định đăng ký cấp mới hoặc cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Chịu trách nhiệm tổng hợp, cung cấp cho Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam thông tin, dữ liệu về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của đơn vị, tổ chức mình.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và các tổ chức tham gia hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 18/2019/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?