Ai được tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại trong tố tụng hình sự?
Theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành thì:
+ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về những người có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện;
+ Bào chữa viên nhân dân;
+ Trợ giúp viên pháp lý.
Trong đó,
- Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
- Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn để có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý.
- Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Trên đây là nội dung giải đáp về những người có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?