Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán được quy định ra sao?

Bạn Thành Nhân hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Bạn có thắc mắc sau mong nhận được phản hồi. Cụ thể: Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán được quy định ra sao?

Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quyết định 03/2018/QĐ-KTNN hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

a) KTVNN thực hiện phỏng vấn lãnh đạo và nhân viên quản lý trong đơn vị để thu thập thông tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, như:

- Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo đơn vị để hiểu được môi trường lập báo cáo tài chính.

- Phỏng vấn trực tiếp bộ phận thanh tra, kiểm soát hoặc kiểm toán nội bộ để thu thập thông tin về các thủ tục mà các bộ phận này đã thực hiện liên quan đến thiết kế và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ cũng như các biện pháp xử lý thích hợp của đơn vị đối với những phát hiện sai sót.

- Phỏng vấn các nhân viên thực hiện việc tạo lập, xử lý và ghi chép các nghiệp vụ phức tạp và bất thường để đánh giá tính thích hợp trong lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nhất định.

- Phỏng vấn trực tiếp bộ phận pháp chế của đơn vị để thu thập thông tin về các vấn đề như tranh chấp, kiện tụng, tuân thủ pháp luật và các quy định, những thông tin về gian lận hoặc nghi ngờ gian lận ảnh hưởng tới đơn vị.

b) KTVNN thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình đánh giá rủi ro có thể liên quan đến các thông tin tài chính và phi tài chính làm cơ sở để thiết kế và tiến hành các thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đã đánh giá, như:

- Xác định được các đặc điểm của đơn vị mà KTVNN chưa biết.

- Xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán; phát hiện được những mối quan hệ bất thường và ngoài dự kiến để KTVNN xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là những rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.

- Khi thủ tục phân tích sử dụng những dữ liệu tổng hợp, kết quả phân tích chỉ cung cấp những thông tin chung ban đầu về khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Do đó, KTVNN cần xem xét những thông tin khác đã thu thập được khi xác định rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với kết quả của thủ tục phân tích giúp để đánh giá kết quả của thủ tục phân tích.

c) KTVNN quan sát và kiểm tra để hỗ trợ cho việc phỏng vấn lãnh đạo đơn vị, các cá nhân khác trong đơn vị, đồng thời thu thập thêm những thông tin về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, như:

- Tài liệu, báo cáo được lãnh đạo đơn vị báo cáo với cơ quan chức năng.

- Báo cáo hoặc giải trình về tiến độ, kết quả hoạt động của các bộ phận.

- Văn bản pháp lý đặc thù có liên quan đến hoạt động của đơn vị.

- Các tài liệu, báo cáo hoặc biên bản làm việc của các cơ quan chức năng với đơn vị.

- Các tài liệu (dự toán, kế hoạch), hồ sơ hướng dẫn về kiểm soát nội bộ.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào