Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp

Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự đã và đang rất được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?  Tâm An - TPHCM

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Khoản 2 Mục IIIA Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP như sau:

2.1. Quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập theo các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật sở hữu trí tuệ và Điều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2006/NĐ-CP).

Phải xác định cụ thể tranh chấp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp nào (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu...) để xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng đó. Vì không phải trong mọi trường hợp căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với mọi đối tượng sở hữu công nghiệp đều như nhau, có trường hợp phải qua thủ tục đăng ký, có trường hợp không phải qua thủ tục đăng ký. Ví dụ: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu này được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó và các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật sở hữu trí tuệ mà không cần thủ tục đăng ký.

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và cần thiết phải xác định quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập hợp pháp hay chưa, thì cần phân biệt như sau:

a) Phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quyết định cấp cho người nộp đơn đăng ký đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) và chỉ dẫn địa lý. Đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid, thì căn cứ vào công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.

b) Phải căn cứ vào các Điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quy định tại các mục 4, 5 và 7 Chương VII của Luật sở hữu trí tuệ.

2.2. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

a) Đối với quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập cho các đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ được cấp cho từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ đó.

Ví dụ: Để xác định phạm vi bảo hộ sáng chế, phải căn cứ vào Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp.

b) Đối với quyền sở hữu công nghiệp được xác lập cho các đối tượng là tên thương mại, bí mật kinh doanh, thì phạm vi quyền được xác định theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

c) Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được xác định căn cứ vào thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quy định tại Điều 93 của Luật sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì quyền sở hữu công nghiệp cũng chấm dứt.

Nếu hết thời hạn bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ. Do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu hành vi xâm phạm xảy ra vào thời điểm văn bằng bảo hộ còn hiệu lực hoặc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn trong thời hạn được bảo hộ.

Trên đây là nội dung quy định về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.

Trân trọng!

Quyền sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử phạt tổ chức giám định sở hữu công nghiệp vi phạm quy định về trình tự giám định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì phải chịu những hình phạt nào? Hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp xử lý đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp có giống nhau?
Hỏi đáp pháp luật
Gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sở hữu công nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
564 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền sở hữu công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sở hữu công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào