Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 06/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/03/2019) về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cơ cấu tổ chức của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phù hợp với quy định của CITES và pháp luật Việt Nam để tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; văn phòng chính đặt tại Hà Nội, có đại diện tại miền Trung và miền Nam.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam:
a) Đại diện Việt Nam tham gia, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên CITES tại các cuộc họp Hội nghị các nước thành viên CITES;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi CITES tại Việt Nam;
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế; truyền thông về thực thi CITES và phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
d) Dịch và công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES sau khi được Hội nghị các quốc gia thành viên thông qua việc bổ sung, sửa đổi; dịch và công bố hướng dẫn của CITES về việc lấy mẫu giám định động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES;
e) Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ quy định tại Nghị định này và xác nhận theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu;
g) In ấn, phát hành giấy phép, giấy chứng chỉ CITES;
h) Hướng dẫn, cấp, hủy mã số cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; đăng ký tới Ban Thư ký CITES các cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I CITES vì mục đích thương mại đủ điều kiện xuất khẩu;
i) Tổ chức kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES tại khu vực cửa khẩu;
k) Xử lý và hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các Phụ lục CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES;
l) Chủ trì phối hợp với các bên có liên quan tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan về việc thực thi CITES;
m) Đại diện Việt Nam trong các hiệp định song phương, đa phương về kiểm soát buôn bán mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
4. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Trên đây là nội dung quy định về cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?