Có bao nhiêu loại hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có quy định về các loại hình của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có hai loại hình: công lập và ngoài công lập.
+ Trung tâm công lập là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước thành lập, được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và được bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.
+ Trung tâm ngoài công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trợ giúp người khuyết tật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời về các loại hình của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?