Người làm công tác kiểm toán nội bộ có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Về trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 23 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 01/04/2019, cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm:
- Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
- Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
- Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
- Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
- Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
- Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Quyền hạn:
- Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
- Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;
- Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;
- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Trên đây là quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?
- Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
- Đối tượng nào được học trung cấp lý luận chính trị? Không có bằng cấp 3 có được học trung cấp lý luận chính trị không?