Xử lý số liệu và báo cáo kết quả khảo sát, điều tra môi trầm tích biển
Xử lý số liệu và báo cáo kết quả khảo sát, điều tra môi trầm tích biển được quy định tại Điều 33 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
1. Xử lý số liệu sau đợt khảo sát
a) Hoàn thiện nhật ký, sổ mẫu, kiểm tra mẫu, bảo quản mẫu;
b) Xem xét các trạm sẽ khảo sát trong đợt tiếp theo, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc được tốt hơn;
c) Thành lập bản đồ tài liệu thực tế đợt khảo sát có nội dung: thể hiện được các loại mẫu lấy tại các trạm khảo sát, phân chia các môi trường địa hóa trầm tích theo quan sát thực tế, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trầm tích;
d) Xây dựng báo cáo của đợt khảo sát có nội dung: thể hiện được khối lượng đã thực hiện, đánh giá thuận lợi khó khăn, lý do việc tăng giảm khối lượng, nêu được đặc điểm môi trường địa hóa trầm tích khu vực khảo sát;
đ) Chọn mẫu, lập phiếu và gửi các mẫu phân tích.
2. Xử lý số liệu, thành lập bản đồ và báo cáo môi trường trầm tích
a) Tiếp nhận kết quả phân tích mẫu và đánh giá chất lượng của các kết quả phân tích;
b) Xử lý số liệu: phân chia các tập mẫu để tính toán thống kê các thông số môi trường, căn cứ vào số lượng mẫu và yêu cầu nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống kê cơ bản (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, giá trị vượt chuẩn cho phép), thành lập các bảng tham số, bảng ma trận tương quan, các đồ thị biến thiên hàm lượng;
c) Luận giải số liệu: việc luận giải phải được thực hiện trên cơ sở kết quả tài liệu thực tế, kết quả phân tích, kiểm tra, kết quả xử lý số liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan;
d) Nội dung báo cáo kết quả chuyên đề bao gồm: các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trầm tích biển, đặc điểm địa hóa môi trường trầm tích biển, đặc điểm phân bố các nguyên tố trong trầm tích biển, so sánh các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường để xác định các khu vực ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm, nguyên nhân, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm;
đ) Thành lập bản đồ hiện trạng môi trường trầm tích biển: hình thức thể hiện đúng theo các quy định hiện hành, trên bản đồ thể hiện được vị trí các trạm khảo sát, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trầm tích, thể hiện môi trường địa hóa trầm tích theo kết quả phân tích, sự phân bố các dị thường của các thông số chất lượng trầm tích biển, ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm của các chỉ tiêu môi trường trầm tích.
Trên đây là tư vấn về xử lý số liệu và báo cáo kết quả khảo sát, điều tra môi trầm tích biển. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?