Công tác lấy, bảo quản mẫu nước biển
Công tác lấy, bảo quản mẫu nước biển được quy định tại Điều 24 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
1. Công tác lấy mẫu nước biển
a) Lấy mẫu bằng batomet (vùng biển có độ sâu từ 20 đến < 50m nước)
- Mẫu được lấy từ thiết bị batomet theo các tầng chuẩn;
- Tùy theo lượng mẫu cần lấy, phải tiến hành thả thiết bị batomet thêm 02 hoặc 03 lần;
- Mẫu nước sau khi lấy lên được chuyển vào dụng cụ lưu giữ mẫu đã dán nhãn theo quy định;
b) Lấy mẫu từ thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng
- Mẫu được lấy từ thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng do chuyên ngành hải văn thực hiện theo các tầng chuẩn;
- Tùy theo lượng mẫu cần lấy, phải tiến hành thả thiết bị đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng thêm 02 hoặc 03 lần;
- Lấy nước ra khỏi chai lấy mẫu nước của thiết bị và chuyển vào dụng cụ lưu giữ mẫu đã dán nhãn theo quy định.
2. Công tác bảo quản mẫu nước biển
Dụng cụ lưu giữ mẫu và phương pháp bảo quản mẫu được thực hiện theo TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu và TCVN 5998:1995 (ISO - 5667-9:1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.
Trên đây là tư vấn về công tác lấy, bảo quản mẫu nước biển. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?