Công tác đo đạc hải văn

Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Anh hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên. Ban tư vấn cho tôi hỏi công tác đo đạc hải văn được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn! Thanh Tâm - Tiền Giang

Công tác đo đạc hải văn được quy định tại Điều 17 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể: 

Kiểm tra điều kiện thời tiết, trạng thái mặt biển, gió, chiều cao sóng, giao thông trên biển để đảm bảo công tác an toàn cho quá trình khảo sát.

1. Đo đạc bằng máy tự ghi sóng, dòng chảy, mực nước tại trạm phao độc lập

a) Việc đo đạc chỉ được thực hiện khi tàu đến vị trí điểm đo đạc;

b) Xác định độ sâu chính xác của vị trí điểm đo;

c) Tính toán, đo chính xác độ dài của dây thả máy phù hợp với độ sâu, đảm bảo là hình chữ U;

d) Lắp đèn nháy, cờ hiệu, neo, quả nặng vào dây buộc máy;

đ) Kết nối máy tính với máy đo để thiết lập chế độ đo theo quy định thống nhất trước khi tiến hành thả máy. Dùng phần mềm chuyên dụng của thiết bị để thiết lập;

e) Thả và vớt máy đo theo trình tự sau:

- Thả khung và máy xuống trước đến khi chạm đáy;

- Kéo máy lên 02 mét rồi thả xuống để đảm bảo máy nằm cân bằng;

- Thả phần dây buộc neo, quả nặng xuống;

- Kéo máy đo lên tàu khi kết thúc đo đạc;

- Vớt phao buộc, neo và quả nặng trên trước, sau đó vớt khung và máy cùng phao buộc;

- Trong quá trình vớt, tàu dịch chuyển theo hướng đến vị trí đặt máy;

g) Tiến hành bảo dưỡng, buộc lại phao tiêu, thay pin đèn hiệu, cờ hiệu trong thời gian đo đạc;

h) Rửa máy, dây, cờ hiệu, đèn hiệu,... bằng nước sạch;

i) Kết nối máy đo và máy tính để lấy số liệu từ máy đo vào máy tính.

2. Đo đạc bằng hệ thống đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng tại trạm mặt rộng và trạm liên tục

a) Công tác đo đạc chỉ tiến hành khi tàu đến vị trí điểm đo và ổn định;

b) Kết nối cáp giữa hệ thống và máy tính, kiểm tra đảm bảo chế độ đo theo kế hoạch đã được thống nhất từ trước;

c) Tiến hành mở ống nước lấy mẫu nước biển, số lượng ống mở phụ thuộc vào yêu cầu lấy mẫu tại các tầng nước quy định (5, 10, …m);

d) Sử dụng đồng thời tời chuyên dụng của thiết bị và cẩu thủy lực để thả hệ thống xuống biển;

đ) Khi hệ thống ngập trong nước, dừng tời chuyên dụng của thiết bị trong 45 giây để các sensor cảm ứng đạt độ chính xác;

e) Thả hệ thống thẳng xuống đến độ sâu theo quy định với tốc độ thả theo yêu cầu thiết bị, thường là 0,5 - 1 m/s;

g) Dừng tời, kéo máy lên khi đến độ sâu quy định;

h) Sử dụng tời chuyên dụng của thiết bị và cẩu thủy lực đặt hệ thống xuống vị trí trên boong tàu;

i) Dùng nước ngọt sạch rửa toàn bộ hệ thống, không để đọng muối;

k) Tiến hành lấy mẫu nước trong các ống lấy mẫu để phục vụ đo các yếu tố hóa học môi trường nước biển;

l) Kết thúc 01 lần đo bằng hệ thống đo CTD và lấy mẫu nước theo tầng;

m) Thường xuyên kiểm tra tình trạng nguồn điện (pin) của hệ thống trong quá trình đo đạc.

3. Đo đạc bằng máy đo dòng chảy tự ghi tại trạm phao độc lập

a) Việc đo đạc chỉ được thực hiện khi tàu đến vị trí điểm đo;

b) Xác định độ sâu chính xác của vị trí điểm đo;

c) Tính toán, đo chính xác độ dài của dây thả máy phù hợp với độ sâu, đảm bảo là hình chữ U hoặc chữ I;

d) Lắp đèn nháy, cờ hiệu, neo, quả nặng vào dây buộc máy;

đ) Dùng phần mềm chuyên dụng của thiết bị để kết nối máy tính với máy đo và thiết lập chế độ đo;

e) Kiểm tra vòng gioăng và bề mặt vòng gioăng của hộc đựng pin, bôi trơn lại vòng gioăng bằng silicon chuyên dụng;

g) Không để nước vào bên trong vỏ chịu áp và làm khô vỏ;

h) Tiến hành thả máy đo: sử dụng các ma ní, khóa cáp, phao để lắp máy đo vào dây đã được chuẩn bị sẵn theo các độ sâu quy định

- Dây treo máy phải thẳng, độ nghiêng của máy phải đảm bảo khi tốc độ dòng chảy lớn nhất không > 15°. Tùy theo nhiệm vụ hoặc yêu cầu được sử dụng 03 máy đo dòng chảy tự ghi trở lên để khảo sát dòng chảy tại một điểm đo, tương ứng với các vị trí tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy và các tầng chuẩn;

- Tính toán dung tích các phao buộc bên trên các máy đo để không bị dòng chảy làm xê dịch neo, quả nặng khỏi vị trí đã thả. Trường hợp thả máy theo hình chữ U thì thao tác thả và vớt máy thực hiện giống như với máy tự ghi sóng, dòng chảy, mực nước;

i) Tiến hành bảo dưỡng, buộc lại phao tiêu, thay pin đèn hiệu, cờ hiệu trong thời gian đo đạc;

k) Kéo máy đo lên tàu khi kết thúc đo đạc.

4. Đo đạc bằng máy đo dòng chảy trực tiếp tại trạm mặt rộng

a) Việc đo đạc chỉ được thực hiện khi tàu đến vị trí điểm đo đạc;

b) Xác định độ sâu chính xác của vị trí điểm đo;

c) Lắp pin chuyên dụng theo hướng dẫn của máy đo và dùng cáp nguồn tương ứng của máy khi dùng điện bên ngoài;

d) Kiểm tra điện áp pin và bộ hiển thị, hiệu chỉnh thông tin thời gian và các sensor;

đ) Tiến hành bù điểm không (ZERO) đối với sensor dòng chảy và độ sâu trước khi triển khai;

e) Sử dụng quả nặng > 10kg tại các điểm có dòng chảy mạnh;

g) Sử dụng dây cotton để treo quả nặng, không sử dụng dây xích;

h) Thả máy đo xuống biển, tốc độ thả 0,5 -1 m/s đến độ sâu quy định, dừng lại đo rồi kéo máy lên tàu.

5. Đo đạc bằng máy tự ghi mực nước

a) Việc đo đạc được thực hiện khi tàu đến vị trí điểm đo đạc;

b) Xác định độ sâu chính xác của vị trí điểm đo;

c) Tính toán, đo chính xác độ dài của dây thả máy phù hợp với độ sâu, đảm bảo là hình chữ U;

d) Lắp khung máy, đèn nháy, cờ hiệu, neo, quả nặng vào dây buộc máy;

đ) Lắp pin nguồn cho máy;

e) Kiểm tra vòng gioăng và bề mặt vòng gioăng của hộc đựng pin, bôi trơn lại vòng gioăng bằng silicon chuyên dụng;

g) Không để nước vào bên trong vỏ chịu áp và làm khô vỏ;

h) Kết nối máy tính với máy đo bằng cáp nối chuyên dụng;

i) Khởi động phần mềm chuyên dụng của máy và thiết lập chế độ đo;

k) Lắp máy vào khung, dùng chìa khóa từ để bật nguồn cho máy hoạt động và thả xuống biển;

l) Tiến hành thả máy đo theo trình tự sau:

- Thả khung và máy xuống trước đến khi chạm đáy;

- Kéo máy lên 02 mét rồi thả xuống để đảm bảo máy nằm cân bằng;

- Thả phần dây buộc neo, quả nặng xuống;

m) Tiến hành bảo dưỡng, buộc lại phao tiêu, thay pin đèn hiệu, cờ hiệu trong thời gian đo đạc;

n) Kéo máy đo lên tàu khi kết thúc đo đạc:

- Vớt phao buộc, neo, quả nặng;

- Vớt khung và máy cùng phao buộc;

- Tàu dịch chuyển theo hướng đến vị trí đặt máy trong quá trình vớt;

o) Sử dụng chìa khóa từ để tắt máy.

Trên đây là tư vấn về công tác đo đạc hải văn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào