Chở hàng vượt quá vạch dấu mớn nước an toàn bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 thì vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động.
Tại Khoản 7 Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định:
"Điều 8. Các hành vi bị cấm
...
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn."
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì pháp luật hiện hành nghiêm cấm các phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa chở quá vạch dấu mớn nước an toàn.
Trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa chở quá vạch dấu mớn nước an toàn là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
Xử phạt đối với hành vi chở hàng hoá quá vạch dấu mớn nước an toàn từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 132/2015/NĐ-CP thì trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn lai, như sau:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần từ trên 15 tấn đến 50 tấn;
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 100 tấn;
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 150 tấn;
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 300 tấn;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 300 tấn đến 500 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn.
Như vậy: Đối với trường hợp tàu chở hàng hóa trên sông của bạn bị Cảnh sát giao thông lập biên bản chở hàng hoá quá vạch dấu mớn nước an toàn từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?