Lừa nhận tiền chạy việc rồi bỏ trốn phạm tội gì?
Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội liên quan đến quyền sở hữu tài sản (Tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó: Đối với trường hợp bạn có người quen nói là có thể chạy việc cho bạn vào cơ quan nhà nước và yêu cầu bạn đưa cho họ 500.000.000 đồng để lo liệu. Bạn nghe theo và đã chuyển tiền cho người đó. Và sau nhiều lần thức giục và tìm hiểu thì bạn biết người đó lừa bạn, người đó không có khả năng nào để chạy việc cho bạn. Bạn yêu cầu người đó trả lại tiền nhưng họ không trả và bỏ trốn mất.
Như vậy, ở đây nếu xác định được người nhận tiền chạy việc cho bạn biết rõ mình không có khả năng chạy việc nhưng vẫn nhận tiền chạy việc cho bạn, rồi sau đó chiếm đoạt luôn số tiền 500.000.000 đồng mà không trả lại cho bạn khi có yêu cầu, sau đó bỏ trốn.
Ở đây có dấu hiệu của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
Nên, bạn có thể tố cáo hành vi của người này đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (Công an cấp huyện) nơi người đó cư trú; hoặc trường hợp công ty không xác định được nơi cư trú của người này thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?